Xúc giác Hệ_giác_quan_ở_cá

Bài chi tiết: Cơ quan đường bên
Cá da trơn (cá nheo) là các loài cá có xúc giác phát triển để thích hợp với cuộc sống ở những vùng đáy nước đục ngày

Xúc giác: Nhiều loài cá sống trong những nơi tối tăm, và xúc giác của chúng là cơ quan hỗ trợ thiết thực cho cơ quan thị giác. Một số xúc giác của cá là râu mọc xung quanh miệng (có chức năng như ngón tay). Với cơ quan này, nó có thể di chuyển dễ dàng dưới đáy biển hoặc sông. Các cơ quan cảm giác ở da gồm có Mầm cảm giác có vị trí Mầm cảm giác của cá miệng tròn và cá sụn phân bố ở biểu bì của da.

Mầm cảm giác của cá xương phân bố ở môi, râu, xoang miệng và vây của cá. Hình dạng cấu tạo của Mầm cảm giác có hình nụ. Bên trên mầm cảm giác có đỉnh keo nhô lên cao do tế bào cảm giác tiết ra dịch nhờn đông đặc lại tạo thành. Mầm cảm giác được cấu tạo bởi các tế bào nâng đỡ ở bên ngoài và các tế bào cảm giác ở bên trong. Ở gốc của các tế bào cảm giác có nhiều đầu mút dây thần kinh phân bố, ở đỉnh của các tế bào cảm giác có lông cảm giác. Chức năng của mầm cảm giác là Cảm nhận dòng chảy của dòng nước.

Hố cảm giác (cơ quan Hillick) có vị trí Hố cảm giác phân bố ở đầu và thân cá. Hình dạng cấu tạo giống như mầm cảm giác nhưng các tế bào cảm giác ở bên trong thấp hơn các tế bào nâng đỡ bên ngoài nên ở giữa trũng xuống giống như cái hố. Chức năng của hố cảm giác giúp cá cảm nhận được những chấn động trong nước.File:Ampullae of Lorenzini inner side.jpg

Cơ quan Lorezini (Ampullae of Lorenzini) Cơ quan lorenzini nằm ở phần đầu của cá. Hình dạng cấu tạo của nó Là những ống bên trong chứa đầy chất dịch, một đầu phình to và một đầu thông với bên ngoài. Ở phía dưới cơ quan này có các dây thần kinh phân bố đến. Đây là một dạng biến đổi của cơ quan đường bên. Chức năngCơ quan Lorenzini giúp cá cảm nhận nhiệt độ của môi trường.

Một cơ quan quan trọng hơn nữa là hệ thống đường bên. Cấu tạo của cơ quan này là một nhóm đầu dây thần kinh nằm ở dưới da bên hông của cá. Khi có bất kỳ chuyển động nào trong nước (luôn tạo ra sóng lan truyền theo mọi hướng), hệ thống đường bên sẽ nhận biết sóng này truyền qua hệ thần kinh và cá sẽ biết được đó là kẻ thù hoặc thức ăn gần bên.

Cơ quan đường bên thường phân bố ở hai bên thân cá. Ở một số loài cá có thể gặp cơ quan đường bên ở hai bên phần đầu của cá. Hình dạng cấu tạo của Cơ quan đường bên thường có dạng ống dài nằm dưới da cá, bên trong ống chứa đầy chất dịch, ở đáy của ống có các tế bào cảm giác, lông của tế bào cảm giác nhô lên, gốc tế bào nối với các đầu mút dây thần kinh. Chức năng của nó là để giúp cá xác định vị trí, phương hướng và lưu tốc nước.